Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè? Mùa hè được xem như thời điểm có cường độ ánh nắng mặt trời mạnh nhất trong năm. Mức tối đa bức xạ của tia UV là vào khoảng thời gian giữa trưa (từ lúc 10h sáng đến 4h chiều) trong ngày hè. Khi ta tiếp xúc trong khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy tại sao bức xạ UV lại cao hơn vào ngày hè? Hãy cùng mình giải đáp những khúc mắc trong bài viết sau nhé.
Bức xạ tia UV là gì?
Bức xạ tia UV ( tia cực tím) là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời hay các nhân tố khác như mỏ hàn, giường tắm nắng,… Cụm từ cực tím trong tia cực tím có thể định nghĩa là bên trên của màu tím. Sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường ta có thể nhìn thấy. Vì vượt ngoài bước sóng của màu tím, nên những tia UV là loại tia vô hình với mắt người.
Tia UV là loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng khi nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Quang phổ (dải tất cả các tần số có khả năng có bức xạ điện từ) của tia cực tím có thể được phân ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần và vùng tử ngoại xạ hay còn được gọi là vùng tử ngoại chân không.
Khi ta nói đến những ảnh hưởng của bức xạ tia UV đến sức khỏe con người và môi trường thì tia UV được phân ra làm 3 loại:
Tia UVA (có bước sóng từ 380 – 315 nm) còn hay được gọi là sóng dài hoặc ánh sáng đen.
Tia UVB (có bước sóng 315 – 280 nm) hay được gọi là sóng trung.
Tia UVC (có bước sóng ngắn hơn 280 nm) hay còn gọi là sóng ngắn hoặcsóng có tính tiệt trùng.
Bức xạ tia UV có ở đâu?
Tia UV (tia cực tím) là bức xạ điện từ do ánh nắng của mặt trời phát ra. Tia cực tím chiếm đến 10% trong lượng ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất.
Tia UV có ở ngoài trời nắng: Khi ta tiếp xúc một cách trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì tác động của tia mạnh nhất đối với da.
Tia UV có ở trong bóng râm: Khi trời có bóng râm mát, hoặc khi ta đứng ở nơi có mái che hay ở bóng cây thì tia UV vẫn có những tác động đến da, nhưng ở mức độ nhẹ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tia UV còn có thể xuyên qua kính và tác động đến cơ thể chúng ta ngay khi ở trong những nhà kính.
Các nguồn tia UV nhân tạo: ví dụ có trong các loại đèn huỳnh quang, đèn halogen…
Bức xạ tia UV gây ra các tác hại gì?
Một số ảnh hưởng xấu của bức xạ tia UV có thể kể đến như sau:
Gây ung thư da
Tia UV là nguyên nhân gây ra ung thư nổi bật và phổ biến nhất trong môi trường, vì khi ta tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có thể gây ra khả năng ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và hình thành nên các khối u ác tính.
Gây nên cháy nắng
Cháy nắng là một tình trạng vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, tình trạng này thường là do da hấp thụ năng lượng từ tia UV. Khi đó, máu sẽ chảy thêm vào các vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do vì sao da của chúng ta sẽ chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.
Điều đặc biệt bạn không nên chủ quan vì tình trạng này có thể dẫn đến da bị bỏng rát nghiêm trọng. Thậm chí, ảnh hưởng của tia UV còn gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da như tạo các nếp nhăn và ung thư da hoặc tác động trực tiếp tới DNA của da.
Làm giảm hệ thống miễn dịch
Khi ta tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ UV có thể gây ức chế tác động xấu đến hệ miễn dịch. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu ở người trong vòng 24 giờ sau khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ra tổn thương lớn trầm trọng hơn cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Gây tổn thương mắt
Khi ra ngoài tiếp xúc lâu dài với tia cực tím hoặc cường độ cao của tia cực tím sẽ dẫn đến làm hỏng các mô, gây “bỏng” trên bề mặt mắt, được gọi là tuyết mù (snow blindness) hoặc có thể là viêm giác mạc ánh nắng (photokeratitis) nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể.
Khiến da trở nên lão hóa
Tia cực tím có thể có khả năng phá hủy collagen và các mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da, gây nên nếp nhăn, đốm màu nâu và mất độ đàn hồi tự nhiên cho da. Một làn da rám nắng trông có thể ổn trong thời điểm hiện tại, nhưng về sau làn da sẽ sớm trở nên nhăn nheo.
Điểm khác biệt giữa tone màu da, các nếp nhăn hoặc sắc tố ở mặt dưới và mặt trên cùng ở cánh tay đã cho ta thấy tác động của ánh nắng mặt trời lên bề mặt da. Một làn da rám nắng có thể là tạm ổn trong hiện tại, nhưng về sau làn da của bạn sẽ sớm nhăn nheo, có thể gây ung thư da.
Tại sao bức xạ tia UV lại cao hơn vào mùa hè?
Do độ cao của mặt trời
Bức xạ tia UV sẽ làm biến đổi theo thời gian trong một ngày và trong năm. Mặt trời càng đứng bóng thì mức độ của bức xạ tia UV càng lớn. Cho nên, trong ngày tia cực tím thường cao nhất vào khoảng 10h sáng đến 16h chiều, đặc biệt là những ngày cuối mùa xuân, mùa hè, đầu mùa thu.
Do độ che phủ của mây
Trong thực tế, bức xạ tia UV sẽ cao nhất khi bầu trời quang đãng. Đó là lý do tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè. Tuy vậy đôi khi, ngay cả lúc trời có nhiều mây thì bức xạ UV vẫn có thể cao do sự tán xạ tia UV. Hầu hết, bóng râm của đám mây không thể nào làm giảm sự tác động của tia UV. Do đó các tia UV vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da và mắt trong những ngày nhiều mây và mùa đông.
Do vĩ độ
Khi càng lại gần xích đạo thì bức xạ UV càng ở mức cao và ngược lại. Bức xạ tia UV sẽ bị nâng lên tại các vĩ độ thấp (gần đường xích đạo). Đặc biệt khi vào mùa hè, giữa trưa đến xế chiều ánh sáng mặt trời sẽ đi qua bầu khí quyển thẳng hơn, lượng bức xạ UV cũng vì vậy mà cao hơn.
Các giải pháp bảo vệ da chống tia UV
Hạn chế tiếp xúc ngoài dưới ánh nắng mặt trời
Đây là giải pháp đơn giản giúp bạn có thể ngăn ngừa tình trạng cháy nắng và hạn chế sự tác động của ánh sáng mặt trời. Giải pháp này được khuyến khích phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là người có da mỏng nhạy cảm và dễ bị cháy nắng. Mặc dù, ánh nắng của mặt trời có thể giúp tạo ra vitamin D, tuy nhiên chúng ta nên phơi nắng vào buổi sáng sớm, khi bức xạ tia UV còn đang yếu.
Trang bị quần áo bảo hộ
Tia UV khi tiếp xúc với làn da có thể được giảm thiểu khi bạn sử dụng lớp một bảo vệ như áo nón, áo chống nắng, quần dài. Ngoài ra khi sử dụng mũ rộng vành cũng có thể giúp bảo vệ da đầu, da mặt, tai và cổ. Việc sử dụng thường xuyên kính mắt chống tia cực tím, kính bảo hộ khi ra đường sẽ giúp bảo vệ được mắt và mí mắt.
Bôi kem chống nắng
Dù ở trong nhà hay ra ngoài đường bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày để đảm bảo làn da của mình được bảo vệ an toàn trước các tia UV độc hại. Khi chọn loại kem chống nắng bạn nên chú ý đến chỉ số SPF, chỉ số đó càng cao thì càng có thể giúp bạn ngăn chặn được tia được UVA và UVB độc hại gây ảnh hưởng xấu cho da. Vì vậy khi lựa chọn sản phẩm, bạn nên chọn loại có độ SPF từ 30 trở lên để chống lại bức xạ tia UV hiệu quả hơn.
Uống nhiều nước
Bên cạnh các cách để bảo vệ da từ bên ngoài thì chúng ta cũng nên bổ sung uống đủ nước mỗi ngày giúp làn da khỏe đẹp hơn từ bên trong. Làn da đủ độ ẩm chính là một phương pháp nâng cao khả năng chống nắng của làn da, hạn chế tình trạng khô da, da sạm màu đặc biệt trong thời tiết hè nắng nóng.
Dán phim cách nhiệt
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời bạn có thể tận dụng bảo vệ cho mái ấm gia đình của mình trong ngày hè nóng bức. Dán phim cách nhiệt có thể làm chậm quá trình truyền nhiệt tạo điều kiện cho các thiết bị làm mát ở trong các phòng, loại bỏ được các tia bức xạ UV độc hại làm tổn thương da, chống chói lóa đồng thời còn làm giảm chi phí tiết kiệm năng lượng.
Lời kết
Trên đây là những giải đáp thắc mắc “Tại sao bức xạ UV lại cao hơn vào mùa hè? Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng trong những ngày hè nóng bức, bạn có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ cho sức khỏe làn da của mình để tránh tác hại của bức xạ tia UV nhé!